Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Root android là gì? Có nên root hay không?

Kể từ khi ra đời từ năm 2008 đến nay, Android là hệ điều hành duy nhất có thể cạnh tranh sòng phằng với iOS đến từ ông lớn Apple. Năm 2009, phiên bản root đầu tiên xuất hiện và nhanh chóng được hướng ứng trên toàn thế giới, kéo theo đó là những phản ứng rất trái triều nhau. Vậy root android là gì, bạn có nên root thiết bị android của mình hay không ?

Root android là gì ? Định nghĩa chuẩn xác nhất

Root android về bản chất là quá trình bạn tự mình chiếm quyền điều hành cao cấp nhất (Super user) đối với thiết bị của bạn. Bạn cứ tưởng tượng rằng, những máy được bán ra ngoài thị trường, người dùng sẽ chỉ có quyền điều hành thiết bị mặc định là User. Còn quyền Super User sẽ bị ẩn đi, chỉ có những người thực hiện việc kiểm tra thiết bị hay những người có trách nhiệm liên quan khác mới được dùng quyền hạn này. 
Nghe đến đây, ai cũng muốn ngay lập tức chiếm quyền Super User ngay có phải không? Có điều. có thể bạn sẽ nghĩ lại khi biết những rủi ro của root android là gì
Giống như trên windows, nhiều khi sử dụng bạn sẽ thấy máy yêu cầu bạn phải dùng quyền Administrator mới có thể thực hiện được một số tác vụ(Không có cái định nghĩa Super Administrator trên windows đâu nhé). Trên android cũng vậy, chẳng hạn nếu muốn thay đổi xung nhịp của CPU (thuật ngữ overclocking các bạn google để tìm hiểu thêm) thì chỉ có Super User mới được phép còn User thì không. Khi đã có được quyền Super User bạn muốn làm gì với chiếc máy của mình cũng được, mà không hề lo lắng bị hạn chế quyền từ nhà sản xuất.
Root android là gì? Có nên root hay không?

Root android là gì - Máy của tôi, tôi có quyền Super User thì có gì là sai ?

Đúng ra về bản chất mà nói, việc cấp quyền super user cho người dùng không có gì là sai, Tuy nhiên, không tự nhiên mà nhà sản xuất lại không làm điều này, họ đều đã tính toán cả,
Trên thực tế, hàng năm theo thống kê, lượng cpu (vi xử lý hoặc còn gọi nhanh là chip) của intel trên thị trường bị chết có đến hơn 95% là do điều kiện hoạt động quá khắc nghiệt. Điều này được cho là có nguyên nhân chủ yếu từ phía người dùng,họ đã cố gắng OC(Overclocking) cpu lên quá giới hạn cho phép rất nhiều. Ở trên máy tính, còn có thể sử dụng các loại tản nhiệt tốt để khắc phục tình trạng nóng lên của cpu còn trên điện thoại thì hoàn toàn không. 
Một máy điện thoại trước khi được xuất xưởng, người ta đã thực hiện quá trình kiểm tra rất kĩ càng trên các điệu kiện khác nhau để xem mức xung thích hợp nhất cho cpu là bao nhiêu. Ích lợi lớn nhất khi root android là gì, đó là bạn được quyền thay đổi thông số này đi, dẫn đến khả năng cpu bị chết là rất cao do phải hoạt động ngoài điều kiện cho phép. Đó là chưa kể, việc nóng lên của cpu có thể kéo theo rất nhiều hệ quả nghiêm trọng mà một trong số đó được người ta đề cập nhiều nhất là nổ pin trong quá trình sử dụng.
Ngoài ra còn một lý do nữa cũng quan trọng không kém để nhà sản ẩn những tính năng của Super User đi. Đó chính là yếu tố bảo mật, ít được người dùng Việt Nam quan tâm nhưng nó đã là vấn đề ảnh hưởng lớn trên toàn cầu từ nhiều năm qua.
Root android là gì? Có nên root hay không?
Root android là gì ? root android có an toàn không ?

Vấn đề bảo mật của Root android là gì ?

Khi bạn chiếm quyền sử dụng Super User điều đó cũng có nghĩa là bạn tra sẵn một chiếc chìa khóa vào cánh cửa bảo mật của mình chỉ chờ lúc cần là mở ra. Lúc đó công việc của các hacker sẽ hơn giản hơn rất nhiều, chỉ cần chiếm quyền Super User này, họ sẽ không khó khăn gì gửi hàng trăm email, sms mạo danh đi khắp mọi nơi. Một ngày nào đó, khi tỉnh dậy bạn sẽ có một thông báo trả nợ một số tiền lớn từ người quen, thanh toán visa cao gấp nhiều lần, tiền trong tài khoản ngân hàng không cánh mà bay thì cũng đừng bất ngờ.  
Nguy hiểm hơn là hack những bức hình nhạy cảm, những email bí mật, rồi theo dõi cả 2 camera, GPS ... để biết toàn bộ đời tư của bạn.
Những người tỏ ra bàn quan trước vấn đề này chỉ là những người chưa bị dính hoặc họ cũng chẳng có gì đáng bận tâm. Nếu là bạn, khi đã biết nguy hiểm khi root android là gì, bạn có còn muốn thử không?
Root android là gì? Có nên root hay không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét